| Liên hệ |
Quốc tế
Trong ngành vận tải biển, khái niệm tàu treo cờ phương tiện (Flag of Convenience) có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người. Luật pháp quốc tế quy định tàu hoạt động trên biển phải được đăng ký tại một quốc gia và tàu đăng ký ở quốc gia nào sẽ mang quốc tịch của quốc gia đó. Tàu của nước nào đăng ký và treo cờ nước đó được gọi là tàu treo cờ bình thường. Trái lại, trường hợp tàu của nước này nhưng lại đăng ký tại nước khác và treo cờ nước đó thì được gọi là tàu treo cờ phương tiện. Sở dĩ tàu có thể treo cờ phương tiện là do trên thế giới, một số nước áp dụng chế độ đăng ký mở (Open Registry), cho phép chủ tàu của các quốc gia khác tới đăng ký tàu tại nước mình nhằm thu lệ phí và tạo điều kiện sử dụng nguồn nhân công trong nước. Về phía các chủ tàu, nhìn chung, họ hướng đến các nguồn lợi từ việc giảm thuế, giảm chi phí khai thác tàu do yêu cầu về điều kiện sinh hoạt, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, tiền lương thuyền viên tại các nước áp dụng chế độ đăng ký mở thường kh&ocir
  Lưu thông hàng hóa hàng không toàn cầu đã tăng 15 trong năm 2013, tương đương 51 triệu tấn hành, theo Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (ICAO).   ICAO cho biết châu Á – Thái Bình Dương vẫn là thị trường hàng hóa hàng không lớn nhất trên thế giới với 31% thị phần trong lưu thông toàn cầu, tăng 7.2% tính theo năm.   Sản lượng hàng hóa hàng không châu Âu tăng 3.8% trog khi sản lượng Bắc Mỹ tăng 2.2%. Trung Đông vẫn đứng đầu với tăng trưởng 12%.   Theo Asian Shipper News
Ngày 23/12, trong buổi hội đàm giữa Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Uông Chu Lưu và Phó Chủ tịch thứ nhất Duma Quốc gia Nga Melnikov I.I, hai bên cho rằng, trong thời gian tới, cần tích cực triển khai các thỏa thuận hợp tác. Tại hội đàm tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ đối tác toàn diện với Liên bang Nga, coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Bày tỏ vui mừng trước những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, ông Melnikov nhấn mạnh, bên cạnh những mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai nước, hai cơ quan lập pháp cũng có những mối quan hệ thiết thực hiệu quả, góp phần tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Trao đổi về quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga, hai bên nhận thấy quan hệ ngày càng phát tri
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 26-28/12/2013.   Việt Nam là nước đầu tiên Thủ tướng Hun Sen đi thăm sau khi được tái bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ.   Là nước láng giềng, Việt Nam và Campuchia có nhiều điểm tương đồng. Cũng giống như Việt Nam, Campuchia là nước nông nghiệp với 20% diện tích đất nông nghiệp và khoảng 80% dân số làm nghề nông.   Kinh tế Campuchia bắt đầu phát triển từ thập kỷ 90 thế kỷ 20 khi tình hình chính trị dần đi vào ổn định và đất nước đi theo nền kinh tế thị trường.   Đến nay, kinh tế Campuchia duy trì đà phát triển khá cao, dự kiến GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) năm 2013 đạt 7,6%, lạm phát 3%.   Lĩnh vực trụ cột chính của nền kinh tế Campuchia là nông nghiệp, dệt may, du lịch và xây dựng   Doanh số xuất khẩu may mặc trong 10 tháng đầu năm 2013 đạt 4,76 tỷ USD. Kim ngạch thương mại Campuchia với các nước đạt hơn 10 tỷ USD chỉ trong 8 tháng đầu năm 2013.   Về thu hút du lịch, Campuchia đã đón 2,42 triệu du khách quốc tế và đặt mục tiêu thu hút kho
Trang trước   8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18   Trang sau
Address: 550 Crossroads, Binh Hoa Village, Thuan An District, Binh Duong Province
Tel: (+84) 0274-3766800, Fax: 0274-3766802, Email: contact@solog.vn