| Liên hệ |
Khác
Rào cản của bán lẻ (2014-07-06 11:21:39)
Từ năm 2015, VN sẽ mở cửa hoàn toàn đối với lĩnh vực bán lẻ, hiện các tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài đang có một cuộc “đổ bộ” và phát triển mạnh mẽ trên thị trường bán lẻ VN. “Làn sóng đổ bộ” đã tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt giữa các DN, tập đoàn bán lẻ trên thị trường VN … CẠNH TRANH GAY GẮT Kể từ năm 2014, cuộc đổ bộ của các tập đoàn bán lẻ châu Á với mô hình mới - đại siêu thị đã sôi động với các tên tuổi như Central Group, Aeon Mall, Lotte Mart, Big C... Cuối tháng 4, Trung tâm mua sắm Robins có diện tích lên đến 10.000m2 của nhà bán lẻ hàng đầu Thái Lan Central Group đã khai trương tại Hà Nội. Sự kiện này càng khiến ngành bán lẻ Việt Nam sôi động hơn khi thị trường có đủ các thương hiệu bán lẻ lớn đến từ châu Á (Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia) và châu Âu (Pháp, Đức)... Không giống như những siêu thị đã có tại VN, đại siêu thị Robins tập trung vào các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, vật dụng gia đình của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.
Tổng cục Hải quan vừa có công văn trả lời Cục Hải quan Quảng Ninh và TP.HCM về việc cập nhật chứng từ bảo lãnh của các tờ khai tạm nhập tái xuất trên hệ thống kế toán tập trung. Theo Tổng cục Hải quan, hiện nay trên hệ thống kế toán tập trung đã hiệu chỉnh số ngày ân hạn thuế tối đa với loại hình tạm nhập- tái xuất là 75 ngày. Việc điều chỉnh này theo quy định của khoản 4 Điều 11 Nghị định 187/2013/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài), và quy định tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC. Được biết, theo quy định trước đây loại hình kinh doanh tạm nhập- tái xuất có thể được ân hạn thuế từ 75 ngày đến 125 ngày. Vì vậy, Tổng cục Hải quan đề nghị Hải quan các tỉnh thành phố cập nhật thông tin này để thực hiện thống nhất Theo: Báo Hải quan
Từ đầu năm đến nay, tỷ lệ chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam tăng tới 50% - Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) vừa cho biết. Theo Cục Hàng không Việt Nam, tính đến hết tháng 5 năm 2014, tỷ lệ chậm hủy chuyến trên tổng số chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam là là 25%, trong đó Jetstar Pacific là 50% (chậm chuyến 46,6%), Vietnam Airlines 14% (chậm chuyến 11,8%), VASCO là 17%. Đứng đầu về chậm hủy chyến thuộc về một hãng hàng không còn lại trên thị trường có xuất thân từ hàng không giá rẻ đang đình đám trên thị trường bằng sự tăng trường nhanh và những sự cố nghiêm trọng về hàng không. Kỷ lục của hãng này lên đến 51% trong đó chậm chuyến 48,4%. Đây là con số khá cao nếu so với cùng kỳ năm 2013, khi tỷ lệ này có 16% và thực sự gây ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng dịch vụ h&agra
  Trao đổi với VnEconomy mới đây, ông Đoàn Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc BIM Group, chủ sở hữu hãng hàng không Air Mekong, cho biết sẽ “bay lại khi đủ điều kiện”. “Chúng tôi vẫn đang tiếp tục đàm phán về một số điều kiện với cơ quan quản lý nhà nước là Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Cơ quan này hết sức ủng hộ việc tiếp tục bay của Air Mekong, và chúng tôi hy vọng có thể tiếp tục bay lại khi hội đủ các điều kiện cần thiết”, ông Việt nói. Cuộc trao đổi này diễn ra hơn một năm sau khi Air Mekong thông báo tạm ngừng bay hồi tháng 3/2013, một quyết định đem đến nhiều tranh luận, thậm chí là những xúc cảm khác nhau trong công chúng. Ông Việt không tiết lộ thêm thông tin về kế hoạch sắp tới, nhưng chia sẻ rằng ông đã có quãng thời gian “khó ngủ”. Sau khi quyết định ngừng bay, ông nhận đư
Trang trước   1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11   Trang sau
Address: 550 Crossroads, Binh Hoa Village, Thuan An District, Binh Duong Province
Tel: (+84) 0274-3766800, Fax: 0274-3766802, Email: contact@solog.vn