| Liên hệ |
Vận tải đường bộ Việt Nam – Campuchia chặng đường ngắn nhưng dài hơi (2014-04-30 12:46:28)

Kể từ khi Việt Nam và Campuchia ký Hiệp định vận tải đường bộ (ngày 01.06.1998) chính thức đi vào thực hiện Nghị Định thư ngày 10.10.2005, việc vận tải hàng hóa, hành khách qua lại biên giới giữa của hai nước ngày càng thuận lợi hơn nhờ những điều khoản có lợi trong Nghị định thư. tuy nhiên sau thời gian hơn 8 năm thực hiện vẫn còn một số vướng mắt do một số điều kiện khách quan của 2 bên.

DN VẬN TẢI GẶP KHÓ?

Từ khi Hiệp định Vận tải đường bộ đi vào thực hiện, hàng năm Tổng cục Đường bộ VN và Bộ giao thông vận tải hoàng gia Campuchia đều có cuộc họp thường niên nhằm tháo gỡ những vướng mắc, tồn đọng vướng phải trong quá trình thực thi hiệp định. Đưa ra những điều chỉnh thích hợp nhằm giúp DN hai nước mạnh dạn đầu tư và an tâm trong hoạt động kinh doanh vận tải.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Đường bộ VN, năm 2013, VN đã cấp 903 giấy phép liên vận xe phi thương mại và tính đến ngày 15.12.2013 đã cấp giấy phép cho 81 đơn vị hoạt động xe thương mại. Trong đó có 55 đơn vị vận tải hành khách, 24 đơn vị tham gia vận tải hàng hóa và 4 đơn vị vừa tham gia vận tải hành khách vận tải hàng hóa. Tổng số phương tiện vận tải qua lại hai nước tính đến thời điểm này là 500 xe. Về phía Campuchia hiện có 47 Doanh nghiệp tham gia hoạt động vận tải thương mại.

Đối với hoạt động vận tải hành khách, các DN vận tải hành khách của VN vẫn chưa được Campuchia bố trí bến cố định đón trả khách. Tình trạng bán vé không đúng giá nêm yết của các DN vận tải Campuchia tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động vận tải hành khách. Xe vận chuyển hành khách vẫn có tình trạng chở hàng hóa, một số xe đăng ký chạy hợp đồng nhưng vẫn hoạt động như xe chạy tuyến cố định. Tình trạng đón trả khách dọc đường không đúng tuyến, không an toàn cho hành khách và gây mất anh ninh trật tự. Thủ tục thông quan tại cửa khẩu đối với hành khách vẫn còn tốn khá nhiều thời gian.

Theo như khuyến nhị của DN vận tải, tuyến vận tải hàng hóa VN - Campuchia cần nhiều sự hỗ trợ từ các cơ quan làm công tác thông quan tại các cửa khẩu về sự linh hoạt trong thời gian làm việc, có thể làm dịch vụ sau thời gian hành chính. Đối với việc khai hải quan, DN vận tải hàng hóa có được quyền khai hải quan cho chủ hàng hay không? Việc các DN vận tải hai nước vẫn chưa mở được chi nhánh vì còn vướng một số quy định trong luật thương mại.

GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

Nhu cầu thông thương hàng hóa, vận chuyển hành khách qua lại của hai nước ngày một tăng cao thúc đẩy nhu cầu đi lại và giao thương của hai nước, vì vậy Bộ và Tổng cục của hai nước cần rà soát, điều chỉnh lại các vấn đề tồn đọng và đưa ra hướng giải quyết nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động vận tải đường bộ. Số lượng định ngạnh phương tiện vận tải thương mại phía VN tính đến thời điểm hiện nay đã sử dụng hết và có nhu cầu mở rộng, tăng thêm, tuy nhiên về phía các DN vận tải Campuchia vẫn chưa sử dụng hết định ngạch này. Tổng Cục đường bộ VN đề xuất Tổng Cục vận tải Campuchia nâng hạn mức xe thương mại thêm 100 xe hàng năm và tiến tới không giới hạn số lượng xe thương mại hoạt động giữa 2 nước, đề xuất này vẫn chưa đạt được sự đồng thuận từ phía Campuchia.

Giải quyết những vấn đề này Tổng Cục đường bộ VN và Tổng cục vận tải Campuchia đã đưa ra những phương án giải quyết để các DN hoạt động vận tải thương mại của hai nước yên tâm đầu tư trong hoạt động kinh doanh của mình. Tăng cường quản lý hoạt động vận tải của hai nước, các Sở Giao thông vận của các tỉnh, thành phố của cả hai nước tăng cường kiểm tra, kiểm soát và báo cáo về Tổng cục đường bộ VN và Tổng cục Giao thông vận tải Campuchia danh sách các phương tiện vi phạm đển thông tin cho nhau, kiên quyết thu hồi giấy phép liên vận và không tiếp tục cấp phép liên vận cho các phương tiện vi phạm nghị định thư.

Hai bên phối hợp lập tổ khảo sát về thủ tục qua lại biên giới để nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm đơn giản hóa và giảm thời gian chờ đợi đối với thủ tục qua lại biên giới của người và phương tiên.

Các đơn vị vận tải, DN làm thủ tục thông quan tại các cửa khẩu trường hợp không vào giờ hành chính có thể đăng ký trước thời gian làm việc để cơ quan hải quan phục vụ. Việc khai hải quan khi quá cảnh tại VN phải là người được ủy quyền hoặc là người vận tải hàng hóa được chủ hàng hóa ủy quyền.

Các DN vận tải hàng hóa và hành khách theo các cặp cửa khẩu hoàn toàn có thể tạm nhập vào một cửa khẩu và tái xuất ra tại một cửa khẩu khác. Phía cơ quan hải quan hai nước hỗ trợ bằng tờ khai giấy để trong quá trình vận chuyển gặp các vấn đề phát sinh thì đây là chứng từ chứng minh doanh nghiệp đã làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu.

Giấy phép lưu thông của các đơn vị vận tải khi tham gia lưu thông trên lãnh thổ của nước kia chỉ cần sử dụng 1 bộ tiếng Anh và 1 bộ tiếng bản địa.

Sớm tiến hành lễ thông xe hai cặp cửa cửa khẩu là Lệ Thanh (Gia Lai) - O Za Dao (Ratanakiri) và Du Prang (Đắk Nông) - O Raing (Mundulkiri) trong năm 2014.

Hai bên phối hợp với Cục Vận tải Lào triển khai thực hiện bản ghi nhớ giữa Chính phủ Campuchia, Lào và VN về vận tải đường bộ để tổ chức và quản lý hoạt động vận tải đường bộ giữa các nước Campuchia, Lào, VN.

 

 

Thu Cúc


Address: 550 Crossroads, Binh Hoa Village, Thuan An District, Binh Duong Province
Tel: (+84) 0274-3766800, Fax: 0274-3766802, Email: contact@solog.vn