| Liên hệ |
Logistics theo sắc thái Hàn Quốc (2013-10-14 16:20:00)


















Giữa thế kỷ 20, thế giới từng chứng kiến sự tăng trưởng thần kỳ của bốn con rồng kinh tế, châu Á, mặc dù hoàn cảnh và điểm xuất phát có khác nhau. Cho đến nay người ta vẫn hướng về Hàn Quốc, quốc gia Đông Bắc Á cách đây không lâu còn lạc hậu, nghèo khổ, lại trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt từ 1950-1953. Nay vẫn giữ vững vị thế là nước có nền kinh tế và khoa học công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới.

NHỮNG BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC

Hàn Quốc có diện tích 99.392km2, dân số 48.860.000 người (2012), GDP năm 2009 là 820 tỉ USD, thu nhập đầu người 23.113/USD (2012). Hiện nay là nước đứng hàng đầu công nghiệp tàu thủy thế giới và xếp thứ 6 về thông qua container ở các cảng biển 16,64 triệu TEU (2007) với doanh thu chiếm 5,4% GDP/năm.

Khởi đầu sự nghiệp từ 1960 bằng đóng thành công tàu biển trọng tải 2.600 DWT và năm 1979 trở thành quốc gia đóng tàu biển lớn nhất thế giới.

Từ đó công nghiệp tàu thủy trở thành ngành kinh tế số 1 của Hàn Quốc với doanh thu năm từ 43-45 tỷ USD/năm. Ba tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc, đồng thời cũng là của thế giới: HuyndaiHeavy, Industries, SamsungHeavy Industries và Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering, hiện các tập đoàn này đang quản lý 58 nhà máy đóng tàu, quy mô lớn nhất hành tinh với hơn 110.000 nhân công, đóng đủ các chủng loại tàu đi biển có trọng tải đến 300.000 DWT. Nhiều năm liên tục dẫn đầu ngành công nghiệp đóng tàu thế giới. Từ năm 1993 chiếm 44% thị phần của ngành này trên thương trường. Năm 2009 bị Trung Quốc qua mặt, giành ngôi đầu bảng, lý do là đồng “Won” của Hàn Quốc nằm trong nguồn máy tiền tệ phương Tây nên bị ảnh hưởng mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Riêng đồng nhân dân tệ Trung Quốc giữ được ổn định, không bị phá giá do nằm ngoài khu vực tác động của đồng đô-la Mỹ. Vì vậy chỉ sau một năm, đến tháng 4.2010 Hàn Quốc đã giành lại vị trí số 1 thế giới.

Thế mạnh kinh tế cũng như sản phẩm xuất khẩu của Hàn Quốc hiện nay là chất lượng tốt và giá thành rẻ hơn 5-6% so với cùng một mặt hàng của thế giới. Hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc lan tỏa khắp nơi, chấp nhận cạnh tranh khốc liệt để giữ vững thương hiệu quốc gia, cũng là bảo vệ ý chí của dân tộc. Ôtô, điện tử, vi mạch, sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm… là những thứ rất phổ biến chẳng những ở thị trường VN mà cả những quốc gia tân tiến.

Toàn cầu hóa kinh tế là chiếc cầu lớn để hội nhập sẽ giúp Hàn Quốc phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế của mình.

LOGISTICS THEO SẮC THÁI HÀN QUỐC

Hàn Quốc du nhập container tương đối sớm, có thể cùng một lúc với các nước Đông Bắc Á, giữa thập niên 65, đặc biệt là quan hệ Mỹ - Hàn rất chặt chẽ sau chiến tranh 1953, nên cách mạng container và toàn cầu hóa logistics xuất phát từ Hoa Kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến nước này, chỉ khác các nước mới phát triển là tính chủ động, có tính toán cân nhắc theo một kế hoạch vạch sẵn được điều khiển thống nhất từ vĩ mô và thực hiện dựa vào nhu cầu phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc, đặc biệt yêu cầu xuất nhập khẩu quốc gia, chiếm đến 99,6% bằng đường biển và hàng không.

Bộ đất đai, giao thông và hàng hải Hàn Quốc quản lý (Ministry of land, Transport  and Maritime Affairs-MLTM), điều hành mọi hoạt động liên quan đến kinh tế biển.

Phát triển hàng hải, quy hoạch và xây dựng hệ thống cảng biển phù hợp với tiến trình container hóa, toàn cầu hóa logistics, thiết lập khu thương mại tự do, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo cho nền kinh tế biển hoạt động hiệu quả và thông suốt trên toàn lãnh thổ nhất là nối kết toàn bộ hoạt động vận tải quốc gia với các khu vực trọng yếu và hệ thống cảng biển toàn cầu. Hàn Quốc đã loại bỏ khái niệm cảng biển là nơi tạm dừng hay điểm cuối quá trình vận tải biển mà là nơi liên kết các phương thức vận tải của quốc gia và quốc tế. Còn những thành phố cảng biển đã trở thành hậu cứ, trung tâm logistics tạo ra giá trị gia tăng mới cho sản phẩm, hàng hóa (value added activities) mở đường cho giai đoạn kế tiếp của quá trình phát triển logistics đó là quản trị dây chuyền sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng (SCM).

Ngoài ra Hàn Quốc còn chủ trương làm cho logistics và hệ thống cảng biển của mình phát triển thân thiện với môi trường bằng nhiều biện pháp như hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ các khu cảng và trung tâm logistics.

Tăng cường giám sát hoạt động tàu thuyền trên hải phận và vùng tiếp giáp của mình, đồng thời xây dựng những nhà máy xử lý chất thải dạng chất rắn và chất lỏng ở gần cảng hay nơi có trung tâm logistics hoạt động để phục vụ cho tàu biển.

Hàn Quốc có tổng cộng 55 cảng biển (30 cảng thương mại và 25 cảng ven biển) do Bộ MLTM và chính quyền địa phương trực tiếp điều hành quản lý.

Các cảng Busan, Gwangyang, Ulsan, Incheon là cảng container tầm cỡ thế giới, đồng thời cũng là trung tâm logistics khu vực Đông Bắc Á. Ngoài ra Hàn Quốc còn phát triển một số cảng chuyên dùng như: Tân cảng Incheon, Peongtack, Pohang, Donghae, Sokcho thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, phát thải ít khí C02 và khí gây hiệu ứng nhà kính.

BÀI HỌC TỪ LOGISTICS HÀN QUỐC

Hàn Quốc là đất nước xếp thứ hai về đầu tư vào nền kinh tế VN với 2,5 tỉ USD. Văn hóa Hàn Quốc có nhiều điểm tuơng đồng với chúng ta. Hiện có 10 vạn người Việt sinh sống học tập ở Hàn Quốc và ngược lại. Số luợng cô dâu người Việt đã lên trên con số 3 vạn, đông nhất thế giới, việc này đã tạo ra cầu nối sắc tộc vững chắc giữa hai dân tộc hiện tại và tuơng lai. Tuy nhiên vẫn còn khoảng cách khá xa về trình độ dân trí, kinh tế và khoa học công nghệ giữa hai quốc gia mà phía VN luôn cố gắng rút ngắn bằng mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Nổi bật là khoa học công nghệ, trong đó vấn đề toàn cầu hóa logistics đang là đề tài nóng bỏng ở VN.

Hy vọng rằng những bài học logistics từ Hàn Quốc được giới thiệu trên sẽ giúp ích cho những nhà nghiên cứu trong nước và độc giả VN định hình được công việc cần làm trong giai đoạn sắp đến.

1, Hàn Quốc là nước thực thi có bài bản, có quy hoạch và đồng bộ, dịch vụ logistics, kết hợp chặt chẽ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước từng thời kỳ nên có bước đi vững chắc để tạo hiệu quả lớn, được xếp thứ hạng cao về logistics của thế giới; Container hóa cảng biển gắn với tự do hóa thương mại; Hội nhập quốc tế gắn với toàn cầu hóa logistics.

2, Nâng vị thế của cảng quốc gia từ điểm tạm dừng hay kết thúc quá trình vận tại biển lên thành những trung tâm khu vực, đầu mối giao thương quốc tế làm tiền đề cho những trung tâm logistics, trung tâm phân phối hàng hóa (Distri park) hình thành.

3, Xây dựng và phát triển cảng biển, các trung tâm logistics sau cảng gắn với công tác bảo vệ môi trường sinh thái quốc gia, môi trường biển. Kết hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hạn chế phát thải khí CO2 và những loại khí gây hiệu ứng nhà kính, tạo cảng xanh, sạch thân thiện với môi trường.

4, Chấp nhận cạnh tranh trong từng lĩnh vực kinh tế biển bằng năng suất xếp dỡ và tốc độ giải phóng tàu nhanh ở các cảng biển cũng như ở các trung tâm logistics, các khu vực thương mại tự do.

Trên đây là những việc mà mỗi quốc gia khi tham gia toàn cầu hóa logistics cần phải lảm để đạt tiêu chí: “Phục vụ loài người tốt hơn - Tối ưu hóa dây chuyền sản xuất và lưu thông phân phối hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng an toàn, nhanh nhất với giá thành sản phẩm rẻ nhất”.

Ngô Lực Tải


Address: 550 Crossroads, Binh Hoa Village, Thuan An District, Binh Duong Province
Tel: (+84) 0274-3766800, Fax: 0274-3766802, Email: contact@solog.vn